Tuổi dậy thì có nên nâng mũi không?

1. Tuổi dậy thì dáng mũi có cao hơn không?

Nhiều bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì và phụ huynh có con ở độ tuổi này thường đặt ra câu hỏi “Tuổi dậy thì dáng mũi có cao hơn không?”, “Tuổi dậy thì có nên nâng mũi không?”…

Thực tế, mũi cao hay không phụ thuộc nhiều vào gen di truyền. Và mũi có cao hay không đều được hình thành từ giai đoạn nhỏ tuổi. Giai đoạn tuổi dậy thì, chiều cao và hình dáng của mũi sẽ không thay đổi quá nhiều. Cụ thể, từ 13 – 25 tuổi, sống mũi có thể cao hơn do xương phát triển. Tuy nhiên mức độ cao của mũi sẽ không đáng kể. Đến năm 25 tuổi, sống mũi ổn định hoàn toàn và không xảy ra thay đổi tăng trưởng nào nữa.

Lưu ý, các tác động bên ngoài như kẹp mũi, đẩy mũi, massage cánh mũi không làm sống mũi cao lên thêm. Nếu lạm dụng các tác động này có thể ảnh hưởng đến chức năng vốn có của mũi. 

2. Tuổi dậy thì có nên nâng mũi không?

Tuổi dậy thì có nên nâng mũi không? Giải đáp từ bác sĩ thẩm mỹ có hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề.

Với câu hỏi tuổi dậy thì có nên nâng mũi không, Dr. Đức Happy giải đáp: Trẻ ở độ tuổi dậy thì không nên nâng mũi. Tuổi dậy thì là thời điểm xương còn đang phát triển, cấu trúc khuôn mặt có thể thay đổi. Khi áp dụng phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi có thể làm mất cân đối khuôn mặt khi trưởng thành.

Đồng thời, tâm lý của trẻ tuổi dậy thì chưa ổn định, dễ bị biến động và việc thiếu hiểu biết về cách chăm sóc sau nâng mũi sẽ dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Tốt hơn hết, hãy đợi khi đủ 18 tuổi trở đi để can thiệp phẫu thuật nâng mũi. Do khung xương độ tuổi này đã phát triển hoàn thiện nên việc tạo hình mũi sẽ cố định, hài hòa với gương mặt về sau hơn.

3. Lựa chọn thời điểm nâng mũi hợp lý

Lựa chọn độ tuổi để nâng mũi là rất quan trọng, vì ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng mũi và sức khỏe. Độ tuổi hợp lý để nâng mũi là từ 18 tuổi trở lên. Bởi vì lúc này cấu trúc xương, sụn mũi, cấu tạo  lớp da đều đã hoàn chỉnh, thể chất  và tinh thần đã phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, không có quy chuẩn cố định nào về độ tuổi có thể nâng mũi. Nếu bạn băn khoăn về độ tuổi thích hợp để nâng mũi hãy đến phòng khám uy tín để lắng nghe tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Đồng thời kiểm tra sức khỏe và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng mũi của bạn.

4. Những yếu tố quyết định dáng mũi cao

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dáng mũi, quyết định dáng mũi cao? Tại sao người châu Âu, châu Mỹ lại có chiếc mũi cao, thẳng đặc trưng?

Thực tế, dáng mũi cao (hoặc thấp) phần lớn là do gen di truyền. Ngoài ra, khoa học đã chứng minh rằng môi trường sống, thời tiết và nhiệt độ xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và chiều rộng của khoang mũi. Cụ thể, người sống ở vùng khí hậu lạnh thường sở hữu sống mũi cao, dài, thẳng tắp và đầu mũi thon gọn. Ngược lại, những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới có mũi ngắn và cánh mũi rộng để dễ thích nghi với điều kiện môi trường. Bạn có thể dễ nhận thấy người châu Á, trong đó có người Việt Nam thường có sống mũi thấp, bè hơn so với người châu Âu và châu Mỹ.

Mặc khác, chế độ ăn uống, luyện tập, cũng đóng vai trò ảnh hưởng đến quá trình hình thành dáng mũi. Xét về các yếu tố tác động hy hữu như tai nạn cũng có thể làm thay đổi hình dạng của mũi.

5. Các phương pháp giúp dáng mũi cao lên ở tuổi dậy thì

Như các thông tin đã đề cập ở trên, trẻ tuổi dậy thì không nên phẫu thuật nâng mũi. Nếu người thân hoặc chính bạn đang ở tuổi dậy thì và có nhu cầu nâng cao dáng mũi hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây.

Massage mũi

Phương pháp massage mũi được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ nói chung và định hình dáng mũi. Mục đích chính của massage mũi là làm cho hai bên cánh mũi gọn hơn, phần đầu mũi và sống mũi nâng cao hơn so với ban đầu. Tuy nhiên, kỹ thuật massage mũi này đòi hỏi phải thao tác đúng và duy trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.

Bài tập đẩy mũi

Để nâng cao dáng mũi, bạn có thể sử dụng phương pháp đẩy mũi để dáng mũi gon gọn và cao hơn. Những bài tập bổ trợ hiệu quả có thể để đến đẩy mũi, thường được sử dụng cho khách hàng có đầu mũi to, sống mũi thấp, hai bên cánh mũi bè rộng. Phương pháp tác động nhẹ nhàng này thích hợp với những bạn trẻ có dáng mũi kém thẩm mỹ do ăn uống không đúng cách, thừa cân.

Sử dụng dụng cụ nâng mũi

Bên cạnh các bài tập, massage tác động nhẹ nhàng, thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng các dụng vụ hoặc bài tập bổ trợ khác. Hiện nay, các dụng cụ nâng mũi có rất nhiều loại khác nhau như kẹp mũi, nẹp cánh mũi, dụng cụ massage tại nhà. Tùy theo tình trạng mũi và nhu cầu nâng cao dáng mũi mà bạn có thể lựa chọn dụng cụ nâng mũi phù hợp. Bạn cần lưu ý lựa chọn những dụng cụ đạt an toàn, vệ sinh,.. để tránh gây dị ứng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *